Gia phả nhà thờ họ có nội dung gì
Gia phả là một cuốn sách vô cùng quan trọng của mỗi gia đình mỗi dòng họ trên đất nước Việt Nam. Gia phả mang trong mình vai trò to lớn, lưu giữ và bảo tồn danh sách tộc hệ theo các giai đoạn lịch sử khác nhau. Vậy gia phả ghi chép những nội dung gì trong đó?
Mục lục
1. Gia phả của 1 dòng họ
1. 1. Định nghĩa Gia phả
Gia phả được hiểu đơn giản là sự ghép nghĩa của hai từ : Gia: Nhà, gia đình họ tộc, Phả: được hiểu là phổ: cuốn sách ghi chép.
Vậy gia phả là một cuốn sách ghi đầy đủ thông tin theo thứ tự lịch sử về nguồn gốc, thứ bậc anh em họ hàng, sự kiện lịch sử diễn ra của dòng tộc của gia đình.
1.2 Tên gọi khác của gia phả dòng họ
Gia phả là tên gọi phổ biến được nhiều người biết đến. Tuy nhiên tại một số nơi hay một vài quyển sách khác gia phả có thể được gọi với cái tên như:
Tộc Phả
Tộc Phổ
Phả kí
Phả chí
Phả hệ
Phả truyền
Ngọc Phả, thế phả…Một vài tên riêng theo từng gia tộc như : Đại Việt Phả kí…
2. Gia phả có nội dung gì?
Nội dung Gia phả cần đề cập các phần sau:
- Bìa của bản Gia phả;
- Lời tựa;
- Chính văn gia phả
- Nội dung viết thêm.
2.1.Bìa của gia phả
Cần lựa chọn màu bìa, đề tụa bìa như thế nào cho phù hợp
Hiện có rất nhiều cuốn Gia phả có trang bìa được trình bày khác nhau. Một trang bìa ( mẫu ) được trình bày như sau:
Tên gia phả:
GIA PHẢ HỌ NGUYỄN, HỌ LÊ
Địa chỉ dòng họ:
Xóm Bơ xã Thanh Liệt Huyện Thanh Trì
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Năm thành lập gia phả: Năm Giáp Tí 1984…
2.2.Lời tựa – Lời mở đầu
Nội dung lời tựa nêu lên vấn đề sau:
+Ý nghĩa của gia phả đối với họ tộc
+Nguồn gốc và những truyền thống tốt đẹp vốn có của dòng tộc
+ Ghi lại những lời nhận xét, đánh giá của những người có uy tín
Ví dụ:
Cây có cội, nước có nguồn, người có tổ tông. Đó là nghĩa câu nói của người xưa “ Mộc bổn thủy nguyên, Nhân sinh hồ tổ”. Mỗi người sinh ra đều có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng như loài chim trên cành có tổ ấm, cũng như mọi dòng sông, con suối đề có ngọn nguồn của nó. Mỗi Quốc gia đều có sử ghi lại những thăng trầm, hưng thịnh. Nhà có phả để ghi chép lại sự thịnh suy của một dòng họ. Con người Việt Nam rất cọi trọng lễ nghĩa. Mỗi gia đình dù ở nơi đâu, làm nghề gì, dù sang hay hèn đều có tổ tiên để thờ phụng, giỗ chạp và đề có Gia phả để ghi chép thế thứ, quan hệ thân tộc, năm sinh, ngày mất, tập quán phong tục gia đình. Đó là kỷ vật quí báu của dòng họ mình, chỉ cần giở từng trang gia phả, mọi người sẽ thấy những thế hệ hiện ra mồn một. Con cháu cứ việc soi vào đấy mà suy ngẫm và vun đấp nền gia phong, ghi lấy đạo nghĩa của tiền nhân trong cuộc sống.
*** Tìm hiểu nhà thờ dòng họ là gì?
2.3.Chính văn gia phả
Nội dung chính văn:
+Trình bày rõ thân thế, sự nghiệp, thế thứ của các thành viên trong họ tộc
+Sơ đồ biểu thị mối quan hệ các thành viên trong dòng họ
Bản thân | Về vợ | Về con | |
Tên: Bao gồm tên húy, tự, biệt hiệu, thụy hiệu và cả tên gọi thông thường hay gọi theo tập quán địa phương? Thuộc đời thứ mấy? Là con trai thứ mấy? Và là con của ông bà nào? Ngày, tháng, năm sinh (nếu có giờ sinh càng tốt) Ngày, tháng, năm mất? Hưởng thọ bao nhiêu tuổi? Mộ táng tại đâu? (nếu có thể ghi cả nguyên táng, cải táng, di táng tại đâu? Và cả tháng, năm nào?). Trình độ học hành, thi cử, đỗ đạt công danh gì? Lúc sinh thời giữ chức vụ gì? Và khi mất đươc truy phong chức tước gì? Những đức tính, gương sáng, công đức với làng xóm,…Người đã mất thì ghi rõ ngày tháng năm mất, thụy hiệu, nguyên nhân từ trần, tang lễ, nơi chôn cất, cải táng, di táng… |
ghi rõ là vợ cả, vợ thứ,…. các mục khác thì ghi đầy đủ như trên. | Ghi theo thứ tự ngày tháng năm sinh. Lưu ý: nếu có nhiều vợ thì phải ghi rõ con bà nào? Con gái thì phải ghi chú kỹ: Con thứ mấy, đã lấy chồng thì ghi tên họ chồng, ngày tháng năm sinh, con ông bà nào, quê, đậu đạt, chức tước? Thông tin sinh được bao nhiêu con, trong đó mấy trai, mấy gái, tên là gì? (con gái thì cần có ghi chú, còn nếu là con trai không cần vì đã có mục riêng từng người thuộc thế hệ đời sau). | Nếu có điều kiện thì in kèm ảnh chân dung của từng người cho sinh động. Người quá cố không lưu giữ được ảnh chân dung thì có thể in ảnh mộ chí.
Người đã mất thì ghi rõ ngày tháng năm mất, thụy hiệu, nguyên nhân từ trần, tang lễ, nơi chôn cất, cải táng, di táng… |
ST
2.4.Nội dung viết thêm ngoại phả hay phụ khảo)
Viết về các vấn đề ngoài phả hệ như: nhà thờ Tổ, việc xây nhà thờ dòng họ hoặc cải tạo lại , việc đóng góp của các thành viên trong gia tộc , việc cần làm trong các dịp lễ giỗ lớn của dòng họ .Ngoài ra có thể thêm các thông tin về làng xóm nơi dòng họ sinh sống, các hoạt động giao lưu với địa phương khác …
Như vậy trên đây chúng tôi sưu tầm các thông tin cần có trong nội dung Gia Phả. Trong bài viết tiếp chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn cách viết cách tạo ra một gia phả chi tiết cụ thể như thế nào .