Nhà thờ dòng họ có phải là cơ sở tín ngưỡng hay không?
Nhà thờ họ đã tồn tại từ rất lâu đời lưu giữ những trang sử đẹp của dòng họ, những điểm sáng rực rỡ được lưu lại trong từng trang sách , từng hình ảnh, bằng khen…được treo trong nhà từ đường. Vậy nhà thờ họ có phải là một cơ sở tín ngưỡng hay không?
Mục lục
1.Tín ngưỡng
1.1.Tín ngưỡng là gì?
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
1.2.Định nghĩa hoạt động tín ngưỡng
Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
1.3.Cơ sở tín ngưỡng là gì?
Theo luật pháp thì cơ sở tín ngưỡng được hiểu như sau:
Định nghĩa cơ sở tín ngưỡng được quy định định tại Khoản 4 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018), theo đó:
Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
Như vậy, nhà thờ dòng họ cũng được xem là một cơ sở tín ngưỡng.
2.Nhà thờ họ hoạt động tín ngưỡng có cần đăng kí với cơ quan nhà nước hay không?
Thông thường các hoạt động tín ngưỡng diễn ra tại các cơ sở tín ngưỡng đều cần đăng kí hoạt động với các cơ quan nhà nước. Để nhằm mục đích nhà nước có thể kiểm soát được tín ngưỡng tôn giáo tự do nhưng đều cần trong khuôn khổ.
Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
Căn cứ Điều 12 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 : Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
Theo đó, việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng sẽ không áp dụng đối với nhà thờ dòng họ.
Đối với các cơ sở tín ngưỡng khác thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
3.Tôn chỉ hoạt động của nhà thờ họ
Tất cả các hoạt động trong nhà thờ tổ tiên theo điều luật đều không cần phải đăng kí với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên mọi ý kiến đóng góp về tinh thần và vật chất cần có sự đồng lòng nhất trí của toàn bộ dòng họ. Do vậy hoạt động quản lý nhà thờ họ luôn cần có người đứng đầu để đưa ra những định hướng đúng đắn và quyết liệt nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho dòng họ trong tương lai.
*** Nhà thờ họ có cần người quản lý hay không?
Đặc biệt những vấn đề liên quan đến đóng góp về mặt kinh tế như kinh phí làm lễ Tế tổ, kinh phí xây lại hay tôn tạo lai nhà thờ dòng họ…Đều cần có sự họp bàn kĩ lưỡng tránh gây khúc mắc trong lòng mọi người .
Mọi chi tiết hành vi đều cần rõ ràng mạch lạc, hành động luôn hướng về những điều tốt đẹp và vẫn tuyệt đối tuân thủ pháp luật . Vậy mới nói tự do nhưng trong khuôn khổ chính là cách giúp cho nhà thờ họ được trường tồn mãi mãi về sau. Là nơi con cháu tụ họp gặp gỡ sum vầy vun đắp tình cảm.