Bài Xướng Lễ Tế Tổ được nhiều người ưa chuộng nhất
Vào mỗi một ngày nhất định được chọn làm ngày lễ tế tổ trong năm, cả dòng họ cùng tham dự buổi lễ tế tổ vô cùng trang trọng uy nghiêm. Các ngày lễ trong dòng họ được duy trì từ đời này sang đời khác như một lề thói không thể nào thiếu được. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn giúp cho con cháu giữ được lòng hiếu kính và biết ơn đối với tổ tiên ông bà. Dưới đây là bài xướng lễ tế tổ được nhiều người ưa chuộng nhất.
1.Chuẩn bị cho buổi lễ tế tổ nhà thờ họ
Trước buổi lễ mọi người ăn mặc chỉnh tề nghiêm trang theo đúng trang phục được yêu cầu.
Con cháu đứng bên dưới xếp hàng ngay ngắn theo chỉ đạo của đội quản lý nhà thờ họ.
Những người có vai trò trong việc hành lễ ăn mặc chỉnh tề, đứng đúng tư thế và vào đúng vị trí cần thiết.
– Chủ tế: Tộc trưởng, trường hợp tộc trưởng đi vắng thì huynh trưởng kế tiếp chủ tế.
– Hai bồi tế: Hai vị huynh trưởng bậc chú. (Bỏ)
– Đông xướng, tây xướng: Hai vị đứng 2 bên hương án để xướng lễ. (Ta chỉ làm vị đông xướng).
– Điển văn, độc chúc văn: Người viết văn là người đọc chúc văn.
– Hai nội tán: Đứng 2 bên ngoài tế chủ để dẫn tế chủ khi ra vào. (Bỏ)
– Hai người chấp sự: Dâng hương, dâng rượu, người có uy tín trong họ biết lễ nghi.
– Trước hương án (bái đường) trải 4 chiếc chiếu: Chiếu thứ nhất gần hương án là chiếu thần vị, chiếu thứ 2 là chiếu chủ tế, hai chiếu sau là chiếu của 2 bồi tế. (Ta chỉ làm 1 chiếu). Bên phải bàn thờ có quán tẩy sớ (Chậu nước sạch và khăn), áng để đèn nến, bên trái có áng để đài rượu, khay trà nước.
Tiến trình tiến hành lễ do người đông xướng điều khiển.
*** Cập nhật bài Văn khấn nhà thờ họ ngày rằm chuẩn nhất 2023
2. Bài Xướng Lễ Tế Tổ được nhiều người ưa chuộng nhất
1) Hành tế đại lễ, chấp sự giả các tư kỳ sự (Bắt đầu đại lễ, các vị chấp sự chuẩn bị lo việc của mình).
2) Khởi minh cổ, các tam nghiêm (Nổi chiêng trống 3 hồi).
3) Nhạc sinh tựu vị, tấu nhạc (Đội nhạc ngồi vào vị trí, cử nhạc).
4) Thuế căn, nghệ quán tẩy sớ (các vị dự tế rửa tay lau khô).
5) Tế chủ tựu vị (Chủ tế vào đứng ở chiếu thứ 3).
6) Các bồi tế viên tựu vị (Các bồi tế vào chiếu thứ 4).
7) Củ soát tế vật (hai chấp sự cầm đèn nến soi xét lễ vật trên bàn thờ xem có sơ suất gì không).
8) Nghênh thần cúc cúng bai (chủ tế và bồi tế lạy 4 lạy theo nhịp đông xướng cúc cúng bai là lạy theo phủ phục toàn thân, tây xướng hưng là đứng lên).
9) Bình thân phục vị: Đứng nghiêm.
10) Hành sơ hiến lễ: Dâng rượu tuần đầu.
Nghệ tửu tương sở, tửu tương giả cử mịch (một nội tán mở đài rượu).
Chước tửu: Rót rượu.
Nghệ hương án tiền: Tế chủ và 2 nội tán lên chiếu 1 (nếu chỉ một chiếu thì bước lên một bước).
11) Giai Quỳ: Chủ tế và bồi tế cùng quỳ.
12) Tiến tước: Một nội tán dâng đài rượu, một nội tán dâng hương.
Hiến tước: Chủ tế vái 4 vái rồi 2 nội tán đi 2 bên nâng cao đài rượu và hương đưa vào nội điện.
13) Phủ phục: Cúi lạy, hưng (đứng lên), bái (2 lần).
14) Bình thân phục vị: Xuống chiếu 3, đứng nghiêm.
15) Độc chúc tựu vị (người đọc chúc vào chiếu).
16) Tiền thân phục vị (Vị Tế chủ, người đọc chúc cùng lên chiếu trên).
17) Phủ phục bái, hưng (2 lần), giai quỳ (Chủ tế, bồi tế người đọc văn đều hành lễ)
18) Chuyển chúc: Người chấp sự lên bàn thờ lấy chúc văn đưa xuống, quỳ vái 4 vái rồi chuyển văn đưa chủ tế vái 4 vái xong chuyển cho người đọc vái 4 vái.
19) Tuyên độc: Người đọc xong vái 4 vái, chuyển chủ tế vái 4 vái rồi chuyển chấp sự đưa lên bàn thờ.
20) Phủ phục: Cúi lạy, hưng, bai 2 lần.
21) Bình thân phục vị: Trở về vị trí cũ chiếu 3, chủ tế và bồi tế đứng nghiêm, người đọc văn vái 4 vái rồi đi ra.
22) Hành á hiến lễ nghệ hương án tiền: Lễ hiến rượu lần thứ 2 cũng như lần sơ hiến, chñ tÕ lạy 2 lạy rồi quỳ, các chấp sự rót rượu xong, chủ tế lạy 2 lạy.
23) Bình thân phục vị, xuống chiếu 3.
24) Hành chung hiến lễ: Lễ dâng rượu tuần 3 cũng như 2 tuần trước.
25) Nghệ hương án tiền, hưng, bai (2 lạy). Quỳ.
26) Lễ tộ sớ (nghệ ẩm phước vị, chủ tế lên chiếu thứ 2)
27) Điểm trà.
28) Tứ phúc tộ (chấp sự lên bàn thờ lấy phẩm vật tổ tiên ban cho chủ tế)
29) Thụ tộ (Quân hiến ẩm phước). Chủ tế thay mặt họ nhận phước lộc tổ tiên.
30) Phủ phục, hưng, bái( 2 lần). Bình thân phục vị (trở về chiếu 3)
31) Hành tạ lễ: Cúc cúng bái (cả chủ tế và bồi tế lạy 4 lạy theo điều khiển của người xướng lễ và nhịp trống).
32) Bình thân phục vị. Phân chúc: Chấp sự lấy chúc văn rồi đốt chúc văn.
33) Lễ tất: Mỗi người vái 4 vái rồi đi ra.
(sưu tầm)
Bài xướng lễ tế tổ được sưu tầm là bài được nhiều người ưa chuộng bởi sự rõ ràng mạch lạc dễ hiểu. Tuy nhiên mỗi nơi mỗi chủ tế lại có thể tùy biến bài xướng lễ sao cho phù hợp với nội dung cũng như quy định của dòng họ mình.
Nguồn ảnh:St