Chia sẻ:

Nhà thờ họ được xây dựng trên mảnh đất được họ hàng dòng tộc dành riêng để phục vụ cho việc lưu giữ những giá trị truyền thống của dòng họ mình. Tuy nhiên có nhiều lí do đặc biệt lí do về kinh tế hoặc tranh chấp đất đai thuộc phạm trù đất tâm linh xây nhà thờ nên nhiều gia đình muốn chuyển  nhượng lại. Vậy câu hỏi đặt ra là Đất xây nhà thờ họ có được chuyển nhượng , được bán hay không!

Đất làm nhà thờ họ có được bán hay không?

1. Khái niệm bán đất/ chuyển nhượng đất đai được hiểu như thế nào ?

Có thể nói ngắn gọn chuyển nhượng nghĩa là bán cho người khác. Cụ thể:

  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là người đang sử dụng đất chuyển giao đất cùng với quyền sử dụng cho người khác sử dụng.
  • Bên chuyển giao đất và quyền sử dụng đất sẽ nhận được được số tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất theo thỏa thuận của hai bên.
  • Bên nhận đất sau nhiều giấy tờ công chứng sẽ được đứng tên trên giấy tờ một cách rõ ràng để cho thấy quyền sử dụng đất là của họ.

Vậy đất nhà thờ họ có được bán/ chuyển nhượng cho người khác hay không? Ngay cả đối với người cùng trong họ hoặc khác họ thì cũng sẽ đều có câu trả lời như nhau.

2. Có được bán đất nhà thờ họ hay không?

Đất làm nhà thờ họ có được bán hay không?

Dựa trên những điều khoản về đất nhà thờ họ có thể đưa ra câu trả lời là không thể chuyển nhượng được.

  • Bộ luật dân sự 2015 quy định pháp luật liên quan đến đất nhà thờ họ như sau:

Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.”

*** Nhà từ đường do ai đứng tên?

Theo Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định:

“5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

 Điều 181 Luật đất đai năm 2013 về quyền sử dụng đất của cộng đồng dân cư:

“Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất

Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.
Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”

*** Như vậy có thể dễ dàng hiểu như sau:

Đất nhà thờ họ có thể được đứng tên theo người đại diện do dòng họ định ra. Hoặc có thể đứng tên dòng tộc chung. Nhưng dù trường hợp  nào thì đất thuộc từ đường cũng là tài sản chung của cả cộng đồng dân cư, không thuộc phạm trù cá nhân nhỏ lẻ nào ngay cả người đại diện cũng không có quyền buôn bán giao thương mảnh đất này.

Đây là đất tâm linh, làm mảnh đất cả dòng họ sẽ đóng góp xây dựng từ đường để làm nơi lưu giữ giá trị tốt đẹp từ đời này sang đời khác . Mọi quyết định totng dòng tộc đều có được nhờ sự ủng hộ của mỗi thành viên. Nhưng trên hết cả gia đình dòng họ là tế bào của xã hội, đều tuân theo hiến pháp luật pháp nước Việt Nam hiện hành. Theo các điều khoản trên thì rõ ràng đất nhà thờ họ phải được gìn giữ cẩn thận, bất kì yếu tố nào tác động đều cần có sự thống nhất của cả dòng tộc.

Phòng tư vấn Vietnamarch!