Chia sẻ:

Tập tục thờ cúng tại nhà thờ họ là một trong những tục lệ đã trở thành lễ nghĩa, là nền tảng đạo đức trong nếp nghĩ của mỗi người dân Việt Nam. Vậy khi thờ cúng trong nhà thờ họ chúng ta nên chú ý những điều  gì để tránh mạo phạm và xảy ra những sự cố không nên có. Bài viết này chúng tôi cung cấp thông tin khá thiết thực mời bạn đọc đón xem!

1.Tập tục thờ cúng trong nhà thờ họ

Những lưu ý khi làm lễ cúng ở nhà thờ họ:

Trong mỗi gia đình Việt Nam thì vào mỗi ngày lễ Tết đều có tập tục thờ cúng rất nghiêm trang đủ đầy. Nhà nào cũng có ban thờ , thắp hương mỗi dịp Rằm lễ trong tháng trong năm.
Đối với phạm vi dòng họ thì điều này càng được coi trọng và gìn giữ hơn nữa. Nhà thờ họ là một tượng đài lịch sử trong lòng của tất cả những con trong dòng tộc. Do vậy liên quan tới thờ cúng ông bà tổ tiên thì càng phải cần tuân theo phép tắc lễ nghi của từng dòng họ riêng. Có thể có những quy tắc chung nhưng nhiều dòng tộc lại có những quy định nghiêm ngặt riêng mà ai đến cũng cần tuân theo .

Trước khi vào các dịp lễ giỗ tổ , thì nhà từ đường cũng được tổ chức long trọng theo phong cách xưa. Khi tế phải có nhạc, chiêng trống, có quỳ bái điền đọc, có á hiến, sơ hiến, tam hiến tuần, mọi động tác đều phải tuân theo đúng lời xướng và tiếng trống, tiếng chiêng. Còn đối với thời gian hành lễ, để thực hiện nhiệm vụ của chủ tế và bồi tế phải mất từ ​​một đến hai tiếng đồng hồ, mỗi người phải vái bốn lạy, điều này còn chưa kể thời gian lạy lần lượt từ lớp chú bác đến lớp con cháu.

Ngày nay mọi thứ được giản lược đi khá nhiều ở một vài dòng họ hiện đại. Tuy nhiên về các bước cơ bản thì vẫn tuân theo nếp xưa. Đặc biệt trong các buổi tế lễ sẽ có thêm nghi thứ tưởng nhớ công ơn của các anh hùng, các ông bà tổ tiên đã mất công lao gây dựng nên dòng tộc ngày nay. Nhớ ơn các vị lão làng trong dòng họ, chỉ dẫn cho con cháu vào mỗi dịp Tết đến xuân về hay các dịp đặc biệt như hiếu hỉ …thì đến thăm các cụ già trong dòng tộc để bày tỏ lòng biết ơn.

Điều nay tạo nên nếp nghĩ nếp làm, mang đậm tinh thần nhân văn ,để các con cháu  luôn biết nhớ ơn thế hệ đã đi trước , gìn giữ nhà thờ dòng họ tổ tiên cho đến mãi đời sau.

2.Lưu ý quan trọng khi thờ cúng trong nhà thờ họ

2.1.Trước khi vào nhà từ đường

  • Trước khi làm lễ cúng trong một nhà thờ họ bất kì nào đó thì điều đầu tiên là bạn nên  tìm hiểu kỹ về lịch sử, phong tục và quy định của nhà thờ họ đó để có thể biết được nhà thờ họ đó thờ ai, mang họ gì, có quy tắc chuẩn mực nào khác với nơi khác.
  • Đặc biệt chú ý tới trang phục khi đi đến từ đường. Nên ăn vận lịch sự trang trọng, không mặc đồ ngắn đồ hở, phản cảm hoặc cũng không nên chọn đồ có màu sắc sáng quá, chói quá dễ gây mất thiện cảm cho người đối diện. Con trai thì nên đi giầy Tây , con gái nên đi dép hoặc giầy lịch sự tránh đi dép lê.
  • Trước đó cũng nên chuẩn bị lễ vật trước khi tới nhà thờ họ một cách chu đáo. Tất nhiên lễ vật cần phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia chủ và không quá phô trương . Tuy nhiên cũng đầy đủ những vật phẩm cơ bản như hoa quả, mâm bồng, vàng mã…

Những lưu ý khi làm lễ cúng ở nhà thờ họ:

  Về phần chuẩn bị lễ vật thì có lưu ý vô cùng quan trọng

Mâm cỗ cúng Lễ Vật
Xôi

Thịt nếu là mâm mặn

Mâm ngũ quả

Hoa tươi

Vào dịp lễ Tết cần có các loại bánh cổ truyền như bánh trưng, bánh Tét,…như dịp lễ Hàn thực, Tết Nguyên Đán, Thanh minh

Hương vàng

Giấy nến

Vàng mã

Rượu

Trà

Thuốc có thể mang đến tượng trưng-Hiện nhiều dòng họ không mang thuốc trong lễ vật thờ cúng nữa.

2.2. Cúng lễ tại nhà thờ họ

Khi đến cúng lễ mình nên đến sớm để đặt mâm lễ cho gọn gàng, chuẩn mực. Tìm chỗ đặt tránh ảnh hưởng tới mâm lễ nhà người khác. Và phải cúng theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, và từ cha ông đến con cháu.

Bạn nên chuẩn bị văn khấn phù hợp với từng dịp như văn khấn nhà thờ họ năm mới, rằm, mùng một, …Những bài văn khấn sẽ là cầu nối liên kết giữa mong muốn của gia chủ tới các bậc thánh thần, cầu chúc cho gia đạo yên vui , được bề trên phù hộ độ trì .

*** Văn khấn nhà thờ họ Văn khấn động thổ nhà thờ họ chuẩn nhất

2.3.Sau khi cúng

Cần giữ im lặng tránh gây ồn ào sau khi cúng lễ xong.

Cũng như tại các địa điểm khác sau khi thờ cúng thì điều đầu tiên là cần dọn dẹp sạch gọn chỗ cúng lễ của mình. Đốt vàng hương vàng mã cũng cần tuân theo quý tắc chung của dòng họ tránh gây ảnh hưởng tới môi trường và người xung quanh.

Về mâm lễ vật thì nhiều gia đình có thể mang về hoặc chia sẻ với người khác để phát lộc. Hoặc để lại một phần cho nhà thờ họ cũng là văn hóa hay và thú vị giúp mọi người biết chia sẻ lộc sau khi cúng lễ.

Khi đã cúng xong, cúi chào ba lần trước bàn thờ và phải xin phép tổ tiên rời khỏi nhà thờ họ.

Như vậy có câu nói: Trần sao âm vậy. Mình làm lễ cúng thì nên đạt tấm lòng thành kính lên hàng đầu. Không  nên làm lễ quá sức với mức kinh tế cho phép. Mọi thao tác trước sau và trong khi cúng lễ cần tuân theo nghiêm chỉnh để tạo nên sự trang nghiêm và cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói.